Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.
Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.
Melde dich an, um fortzufahren.
Bản quyền thuộc về © 2024 FiinGroup.Bảo lưu bản quyền.
Thiết kế và phát triển bởi FiinGroup
HÀ NỘI – Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Chính phủ Việt Nam vừa ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam trong 10 năm tới.
Bản ghi nhớ cho giai đoạn 2021-2030 được đại diện ILO Việt Nam và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đặt bút ký vào ngày 20 tháng 5 tại Hà Nội.
Theo đó, hai bên đồng ý hợp tác nhằm thúc đẩy việc gia nhập và thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam thông qua một khuôn khổ hợp tác giữa Bộ LĐTBXH và ILO Việt Nam, và đảm bảo sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng lao động trong suốt quá trình này.
Nội dung hợp tác bao gồm nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn lao động quốc tế, tăng cường nội luật hóa, thực thi các công ước của ILO mà Việt Nam đã gia nhập, thúc đẩy năng lực quốc gia thực hiện và báo cáo việc thực thi các công ước đã phê chuẩn, theo dõi, đánh giá việc thực thi, và đề xuất đưa ra các khuyến nghị gia nhập thêm các công ước khác.
“Việc ký kết Bản ghi nhớ là một tiền đề quan trọng đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Bộ LĐTBXH và Văn phòng ILO tại Việt Nam để thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và xã hội, đồng thời khẳng định việc hội nhập ngày càng sâu rộng, thực chất của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến lao động,” Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Đào Ngọc Dung, phát biểu tại buổi lễ.
Đồng tình với Bộ trưởng, Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee, cho rằng việc ký kết Bản ghi nhớ thể hiện cam kết của Việt Nam nhằm hiện đại hóa pháp luật lao động và xã hội theo hướng phù hợp với các nguyên tắc phổ quát được đề cập trong các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia dẫn đầu trong số các nước ASEAN trong việc thúc đẩy tiêu chuẩn lao động quốc tế."
“Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia dẫn đầu trong số các nước ASEAN trong việc thúc đẩy tiêu chuẩn lao động quốc tế. Tôi tin rằng điều này sẽ giúp nâng tầm xã hội – một yếu tố cần thiết để Việt Nam có thể hướng tới trở thành một quốc gia thu nhập trung bình cao,” Tiến sỹ nói.
Đến thời điểm này, Việt Nam đã gia nhập 25 công ước của ILO, bao gồm 7 trong tổng số 8 công ước cơ bản liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. Theo Bản ghi nhớ, Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu việc gia nhập thêm các công ước của ILO phù hợp với yêu cầu, điều kiện và thực tiễn kinh tế xã hội của Việt Nam.
Kể từ năm 1919, ILO đã và đang duy trì và phát triển một hệ thống các tiêu chuẩn lao động quốc tế nhằm đặt ra các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay, các tiêu chuẩn lao động quốc tế trở thành một cấu phần quan trọng của khung khổ quốc tế nhằm đảm bảo rằng tự do thương mại đi đôi với việc bảo vệ các quyền lao động cơ bản được đề cập tới trong Tuyên bố năm 1998 của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động.
Các tiêu chuẩn lao động quốc tế được xây dựng bởi các đối tác ba bên của ILO, bao gồm chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động. Tiêu chuẩn lao động quốc tế tồn tại theo hình thức Công ước (hoặc Nghị định thư) – là những hiệp ước quốc tế mang tính ràng buộc về pháp lý khi được quốc gia thành viên phê chuẩn, hoặc dưới dạng Khuyến nghị – là những hướng dẫn không mang tính ràng buộc.
Để đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài, tỉnh Long An đã đẩy mạnh xúc tiến hợp tác quốc tế về lao động. Trong năm 2023, tỉnh Long An đã có nhiều hoạt động trao đổi, hợp tác với tỉnh Ibaraki, Nhật Bản và một số tỉnh khác của Nhật Bản cũng như của Hàn Quốc.
Chẳng hạn như, ngay từ đầu năm 2023, từ ngày 15/2/2023 đến ngày 16/02/2023, Đoàn công tác về lao động của tỉnh Ibaraki đến khảo sát và làm việc với Trường Cao đẳng Long An, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Mục đích của chuyến công tác nhằm đánh giá năng lực đào tạo của các Trường, có kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lao động kỹ năng đặc định để đưa sinh viên của tỉnh Long An đi làm việc tại tỉnh Ibaraki, Nhật Bản.
Trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản do tỉnh Long An tổ chức ngày 28/7/2023, Lãnh đạo tỉnh Long An đã tiếp, làm việc với Đoàn công tác tỉnh Ibaraki và hai bên đã ký tuyên bố chung về hợp tác giữa tỉnh Long An và tỉnh Ibaraki, trong đó có nội dung hợp tác toàn diện về lao động.
Hay ngày 29/11/2023, Đoàn khảo sát về lao động bao gồm các doanh nghiệp của tỉnh Ibaraki đến khảo sát Trường Cao đẳng Long An về công tác đào tạo, ngành nghề và nhu cầu đi làm việc tại Nhật Bản của sinh viên đang theo học tại Trường.
Gần đây, ngày 06/12/2023, Đoàn công tác của tỉnh Long An đến gặp gỡ, trao đổi với Thống đốc tỉnh Ibaraki - Kazuhiko Oigawa; hai bên đã thảo luận tiếp tục phát huy và thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới về đầu tư và nguồn nhân lực; trong đó, thống nhất mở rộng tuyển dụng lao động đối với các ngành nghề mà tỉnh Long An có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng như: Cơ khí; Ô tô; Điện, điện tử; Nông nghiệp công nghệ cao; Công nghiệp bán dẫn....
Hay ngày 05/12/2023, trong chuyến công tác thăm, làm việc, xúc tiến lao động và kết nối địa phương tại Nhật Bản, tỉnh Long An đã ký tuyên bố chung về hợp tác với thành phố Okayama, Nhật Bản; trong đó có hợp tác về lao động, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao và tuyển chọn lao động của tỉnh Long An sang Nhật Bản làm việc.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đang phối hợp với Sở Ngoại vụ, các Sở, ngành liên quan để mở rộng hợp tác về lao động với tỉnh Ibaraki, tỉnh Okayama, Nhật Bản và tỉnh Chungcheongnam Do, Hàn Quốc (trong chương trình đưa người lao động sang Hàn Quốc làm lao động thời vụ).
Công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn, tạo nguồn về xuất khẩu lao động cũng được các cơ quan, đơn vị, hội đoàn thể các cấp chú trọng thực hiện trên địa bàn. Năm 2023, riêng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch số 2852/KH-SLĐTBXH ngày 25/7/2023 về tư vấn, tuyên truyền đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo đó, đã phối hợp với các đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đến trực tiếp 20 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện để tổ chức tư vấn, tuyên truyền, với 1.080 người tham dự là cộng tác viên tuyên truyền của ấp, khu phố; xã, phường, thị trấn; người lao động, học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh.
Cùng với đó, tỉnh đặc biệt quan tâm hỗ trợ người lao động khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Long An triển khai kịp thời các nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ vay vốn; hướng dẫn hồ sơ, thủ tục vay vốn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tư vấn trực tiếp cho người lao động tại các buổi hội thảo, hội nghị... Năm 2023, NHCSXH chi nhánh tỉnh Long An đã tiếp nhận và giải ngân cho 51 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với tổng số tiền là 4.220 triệu đồng.
Với những giải pháp đồng bộ, năm 2023, toàn tỉnh đã đưa được 705 người lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó thị trường Nhật Bản là 565 người, thị trường Đài Loan là 73 người, các nước khác là 67 người.
Tuy nhiên, theo đánh giá, trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động còn thấp, khó tham gia vào thị trường lao động có yêu cầu chất lượng cầu cao. Tâm lý của một bộ phận người lao động ngại đi làm xa, nhất là việc đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, trình độ tay nghề, ngoại ngữ, tác phong làm việc, sự hiểu biết về pháp luật, ý thức kỷ luật của người lao động còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của một số nước phát triển, nên chủ yếu chỉ làm công việc phổ thông với mức lương chưa cao. Đồng thời, Long An có nhiều khu, cụm công nghiệp nên người lao động có nhiều sự lựa chọn, so sánh về việc làm trong nước, ngoài nước.
Năm 2024, tỉnh Long An xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tỉnh Long An năm 2024. Tổ chức Hội nghị với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó cụ thể các hoạt động triển khai xuất khẩu lao động ở từng thị trường, ngành nghề, xác định chỉ tiêu theo từng quý và năm 2024. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các chương trình đi làm việc nước ngoài cho toàn bộ nhân dân và thanh niên, sinh viên trên địa bàn tỉnh./.