Gdp Nước Trung Quốc 2023

Gdp Nước Trung Quốc 2023

GDP là gì? Top 10 GDP các nước cao nhất trên thế giới năm 2023 (Hình từ Internet)

GDP là gì? Top 10 GDP các nước cao nhất trên thế giới năm 2023 (Hình từ Internet)

Top 10 GDP các nước cao nhất trên thế giới năm 2023

Theo Global Finance cập nhật đến tháng 11 năm 2023, top 10 GDP các nước trên thế giới cao nhất năm 2023 bao gồm:

GDP các nước trên thế giới được tính bằng cách chia tổng sản lượng của một nền kinh tế cho tổng dân số. Những nơi có GDP bình quân đầu người cao thường tương ứng với thu nhập, mức tiêu dùng và mức sống cao.

GDP năm 2023 của Việt Nam là bao nhiêu?

Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV sáng 23/10/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%.

Theo đánh giá của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế năm 2023 mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (6,5%), nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới. Báo cáo mới nhất của IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của toàn thế giới là 3%.

Năm 2023, quy mô GDP của nước ta ước đạt khoảng 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

GDP các nước bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có 03 yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số GDP các nước bao gồm:

Dân số là nguồn cung cấp lao động để tạo ra của cải vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.

Dân số và GDP có mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời. Dân số chính là một trong những yếu tố không thể thiếu để tính GDP bình quân đầu người.

(2) FDI: FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI bao gồm tiền, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng...

Lạm phát là sự tăng giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và thể hiện sự mất giá trị của một loại tiền tệ.

Một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao thì phải chấp nhận lạm phát. Tuy nhiên, khi lạm phát cao quá mức cho phép sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, vì vậy nhà nước luôn phải có các chính sách để kiểm soát lạm phát.

Quý 4/2023, xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 2,6%, ít hơn so với mức tăng của quý 3 là 3,4%. Tiêu dùng tư nhân tăng rất yếu là 0,2%, gần tương đương mức 0,3% của quý 3.

Đầu tư xây dựng giảm 4,2% trong quý 4/2023, sau khi tăng 2,1% trong quý 3. Đầu tư cơ sở vật chất tăng 3% trong quý 4, sau khi giảm 2,2% trong quý 3.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc trước đó dự báo nền kinh tế sẽ tăng khoảng 2,1% trong năm 2024, giảm so với triển vọng ban đầu là 2,4%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán mức tăng là 2,2%.

Hiện nay, tăng trưởng của Hàn Quốc đang gặp áp lực lớn do lãi suất cao. Đầu tháng 1/2024, Ngân hàng Trung ương tiếp tục giữ lãi suất cơ bản ở mức 3,5%. Lý do nhằm kìm chế lạm phát.

Những năm gần đây, Hàn Quốc dựa vào xuất khẩu để củng cố tăng trưởng, với sản phẩm chủ lực như chất bán dẫn, pin xe điện và ô tô. Dữ liệu từ Bộ Thương mại cho thấy, xuất khẩu tăng 5,1% vào tháng 12/2023, giảm so với mức tăng 7,7% của tháng 11 trước đó.

Năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 7,4%, do nhu cầu chip và các sản phẩm công nghệ đi xuống. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, cũng giảm nhập khẩu do gặp một số khó khăn. Dẫu vậy, Chính phủ Hàn Quốc vẫn đặt cược vào xuất khẩu chip và chất bán dẫn, để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.

Bộ trưởng Thương mại Ahn Duk-geun gần đây cho biết, chất bán dẫn sẽ là lĩnh vực xuất khẩu chủ lực trong năm 2024. Chính phủ đã thông qua kế hoạch thành lập 1 cụm nhà máy sản xuất chip ở phía Nam thủ đô Seoul. Cụm này sẽ được đầu tư với số vốn khổng lồ là 470 tỷ USD, quy tụ các nhà sản xuất chip hàng đầu trong nước như Samsung Electronics.

(Chinhphu.vn) – Chiều 10/11, với 465/466 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 93,37% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu tổng quát là: Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh.

Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; quyết tâm thực hiện hiệu quả với nỗ lực cao nhất Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đột phá chiến lược. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia.

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, quan tâm đời sống người có công với cách mạng, người nghèo, người gặp khó khăn, thu nhập thấp.

Ngoài ra, đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển và củng cố, nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Các chỉ tiêu chủ yếu gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 đô la Mỹ (USD).

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,0-6,0%.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%.

Các chỉ tiêu tiếp theo là: Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 12 bác sĩ; Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32 giường bệnh. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số.

Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Quốc hội cơ bản tán thành các nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị, đồng thời đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

Theo đó, Chính phủ tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh; thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng số; tập trung bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Nhiệm vụ tiếp theo là: Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước, hỗ trợ phục hồi và phát triển, thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, tạo đà thuận lợi để phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu theo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.