Khi Bác qua đời vào năm 1969, thi hài Người được ướp và đặt tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng là một trong những địa điểm quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và là mọt trong những điểm tham quan không thể bỏ qua tại Hà Nội.Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc - là người đã dẫn dắt cuộc cách mạng giành độc lập của Việt Nam. Lăng được đặt tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình - nơi Bác đã đọc Tuyên ngôn Độc lập sau khi quân Nhật đầu hàng vào năm 1945.Tuy hàng người chờ vào lăng luôn kéo dài nhưng di chuyển khá nhanh, chủ yếu vì khách viếng chỉ được đi ngang ngắm Bác trong quan tài kính mà không được dừng chân phía trong lăng. Khách cũng không được trò chuyện, chụp ảnh, mang túi xách, ăn uống hoặc để tai trong túi khi vào trong lăng. Những chiến sĩ công an luôn túc trực để đảm bảo mọi người tuân thủ các nguyên tắc này như một sự tôn trọng cao nhất với Bác. Sau khi vào lăng, hãy tham quan bảo tàng hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác hoặc thăm ngôi nhà nhỏ, đơn sơ để biết thêm về cuộc sống bình dị của Bác, thay vì sống trong phủ chính quyền Pháp cũ ngay cạnh bên. Tất cả đều nằm trong khuôn viên lăng, với những bãi cỏ và khóm hoa được chăm tỉa cẩn thận quanh năm. Nếu có điều kiện, hãy trở lại thăm lăng vào ban đêm và xem lễ hạ cờ diễn ra vào lúc 9 giờ tối mỗi ngày.Lăng Bác nằm về hướng bắc của trung tâm thủ đô, gần Hồ Tây. Có thể đi xe buýt hoặc taxi để đến lăng. Lăng mở cửa vào buổi sáng, có giờ đóng cửa nghỉ trưa và đóng cửa cả ngay Thứ Hai và Thứ Sáu. Vào cổng miễn phí. Nhớ kiểm tra giờ mở cửa và đến sớm để không phải đợi quá lâu để được viếng Bác.
Khi Bác qua đời vào năm 1969, thi hài Người được ướp và đặt tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng là một trong những địa điểm quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và là mọt trong những điểm tham quan không thể bỏ qua tại Hà Nội.Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc - là người đã dẫn dắt cuộc cách mạng giành độc lập của Việt Nam. Lăng được đặt tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình - nơi Bác đã đọc Tuyên ngôn Độc lập sau khi quân Nhật đầu hàng vào năm 1945.Tuy hàng người chờ vào lăng luôn kéo dài nhưng di chuyển khá nhanh, chủ yếu vì khách viếng chỉ được đi ngang ngắm Bác trong quan tài kính mà không được dừng chân phía trong lăng. Khách cũng không được trò chuyện, chụp ảnh, mang túi xách, ăn uống hoặc để tai trong túi khi vào trong lăng. Những chiến sĩ công an luôn túc trực để đảm bảo mọi người tuân thủ các nguyên tắc này như một sự tôn trọng cao nhất với Bác. Sau khi vào lăng, hãy tham quan bảo tàng hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác hoặc thăm ngôi nhà nhỏ, đơn sơ để biết thêm về cuộc sống bình dị của Bác, thay vì sống trong phủ chính quyền Pháp cũ ngay cạnh bên. Tất cả đều nằm trong khuôn viên lăng, với những bãi cỏ và khóm hoa được chăm tỉa cẩn thận quanh năm. Nếu có điều kiện, hãy trở lại thăm lăng vào ban đêm và xem lễ hạ cờ diễn ra vào lúc 9 giờ tối mỗi ngày.Lăng Bác nằm về hướng bắc của trung tâm thủ đô, gần Hồ Tây. Có thể đi xe buýt hoặc taxi để đến lăng. Lăng mở cửa vào buổi sáng, có giờ đóng cửa nghỉ trưa và đóng cửa cả ngay Thứ Hai và Thứ Sáu. Vào cổng miễn phí. Nhớ kiểm tra giờ mở cửa và đến sớm để không phải đợi quá lâu để được viếng Bác.
Vào mùa hè (tháng 4 đến tháng 10), thời gian Viếng Lăng từ 7h30 đến 10h30.
Vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), từ 8h đến 11h
Vào các ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ, thời gian viếng lăng sẽ được thêm 30 phút, tạo điều kiện cho du khách đến viếng.
Lăng Bác không mở cửa vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. Hàng năm, lăng Bác thường dành thời gian 4 tháng (thường là sau ngày Quốc khánh) để tu bổ, bảo trì nhưng một số điểm tham quan trong lăng Bác như nhà sàn, ao cá, đường xoài,bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn mở cửa đón khách.
Lăng Bác nằm trên nền đất cũ của quảng trường Ba Đình – nơi Người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam vào ngày 2/9/1945. Kiến trúc của Lăng Bác được thiết kế theo 3 lớp với chiều cao 21,6m. Lớp dưới cùng có kết cấu bậc nhiều cấp, lớp giữa là phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên mái lăng được cách điệu hình bông sen nở. Trước mặt chính lăng là dòng chữ Chủ Tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc.
Khi du khách vào viếng lăng sẽ phải đi qua cửa kiểm tra an ninh, kiểm tra đồ đạc và những vật dụng không được mang theo vào lăng như máy ảnh, máy quay phim, đồ ăn, nước uống, đồ vật cồng kềnh… Sau đó, du khách sẽ đi qua hành lang dài để tới khu vực lăng Bác. Bước lên các bậc thang vào trong lăng, bạn sẽ thấy trong lăng rất mát, có thể nói là lạnh bởi nhiệt độ luôn duy trì ở mức thấp. Sau khi đi qua phòng thi hài Bác, du khách sẽ được hướng dẫn ra ngoài.
Nhà sàn – ao cá là tên gọi khác của khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên phủ Chủ Tịch, đây là nơi ở và làm việc của Người từ năm 1945 đến 1969. Nhà sàn gỗ là nơi bác sống, được xây theo kiểu nhà sàn của người dân tộc, tầng dưới là nơi bác họp, làm việc với bộ bàn ghế gỗ đơn giản. Hiện nay, nhà sàn đã được sửa sang lại để phục vụ cho nhu cầu tham quan của du khách.
Đi thêm vài bước chân là du khách đã đến ao cá rộng hơn ba nghìn mét vuông, cá được thả là những loại cá thường như trắm, mè, rô phi… Du khách đến đây cũng sẽ thấy vườn cây của bác với đủ các loại như ổi, cam, mít… khiến khu vườn mùa hè càng thêm mát mẻ.
Du khách đến nơi đây có thể thấy rõ không gian sống và phong cách giản dị của Người.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế bởi nhóm liên hiệp trang trí Mỹ Thuật Maxcova và hội kiến trúc Mỹ thuật Việt Nam. Bảo tàng trưng bày hiện vật (bản viết tay gốc, quần áo cải trang, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày…), hình ảnh về cuộc đời Bác gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới từ cuối thế kỉ 19.
Giờ mở cửa: buổi sáng từ 8h – 11h30, buổi chiều từ 13h30 – 16h.
Chùa Một Cột có tên khác là Chùa Mật, Diên Hựu tụ, Liên Hoa đài, là biểu tượng lâu đời có từ thời nhà Lý, xây dựng năm 1049. Sau khi bị thực dân Pháp phá hủy, chùa được phục dựng lại trên nền cũ, giữ nguyên kiến trúc chùa một cột với đài liên hoa có mãi cong đều, họa tiết lưỡng long chầu nguyệt trên đỉnh chùa.
Đây là nơi du khách có thể mua sắm những đồ dùng lư niệm khi đi tham quan lăng như mũ tai bèo, ảnh Bác, áo in hình Bác… Thưởng thức ly nước uống mát lạnh ở khu trung tâm rồi di chuyển ra bãi xe ra ngoài lăng.
Với những chia sẻ trên về Địa chỉ Lăng Bác ở Hà Nội và một số kinh nghiệm khi vào viếng lăng, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có được những hành trang bổ ích nhất.
Tham khảo Tour Du Lịch Hà Nội Trọn Gói Khuyến Mại và liên hệ ngay theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218
Chúc bạn có kì nghỉ tuyệt vời bên gia đình và bạn bè!
671 Hoàng Hoa Thám, P. Vĩnh Phúc, Quận Ba Dinh, Ha Noi
8 Cửa Bắc, P. Trúc Bạch, Quận Ba Dinh, Ha Noi
30 Liễu Giai, P. Cống Vị, Quận Ba Dinh, Ha Noi
24 Thành Công, P. Thành Công, Quận Ba Dinh, Ha Noi
142 Đội Cấn, P. Đội Cấn, Quận Ba Đình, Hà Nội
94 Ngọc Hà, P. Đội Cấn, Quận Ba Dinh, Ha Noi
Chùa Vĩnh Phúc còn được gọi là chùa Vĩnh Phúc Hạ để phân biệt chùa Vĩnh Phúc Thượng. Chùa có tên chữ là “Vĩnh Khánh tự”.
Tương truyền chùa Vĩnh Phúc được xây dựng từ đời Tiền Lê do một bà công chúa dựng lên đặt tên là Vĩnh Khánh tự, khi thiết lập mười ba trại (Thập tam trại) ở phía tây thành Thăng Long. Hiện nay chùa còn quả chuông “Vĩnh Khánh tự chung” đúc vào thời Lê Trung hưng thế kỷ XVI - XVIII, Chùa đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa (năm 1991 được trùng tu lại toàn bộ), hiện nay kiến trúc chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Chùa đặt trên một hòn núi đất, chùa là một nếp nhà dọc 5 gian nằm theo hướng bắc nam, cửa chính mở ở đầu hồi trước, phía sau là Thượng điện.
Theo thần phả, đình Vĩnh Phúc lập từ thời Lý (thế kỷ XI) thờ thành hoàng là ông Hoàng Phúc Trung, quê gốc làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm) người có công vớt được xác công chúa, được vua Lý ban cho đất mười ba trại ở phía tây thành Thăng Long, đã đưa dân nghèo đến lập nghiệp.
Đình dựng quay về hướng nam. Đại đình 5 gian, toà Đại bái 3 gian 2 dĩ, Hậu cung 2 gian. Hằng năm để tưởng nhớ thành hoàng, dân mười ba trại cùng dân Lệ Mật mở hội.
Đình, chùa Vĩnh Phúc đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1990./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02
Bảo tàng Hồ Chí Minh được nằm ở phía sau Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên mảnh đất Ba Đình lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.
Ao cá Bác Hồ có diện tích 3.320 m², chiều sâu 3 m, có nhiều loài cá được thả tại đây. Ao cá Bác Hồ hiện có 20 loài cá sinh sống, chủ yếu là cá chép, chép vàng, cá mè…
Tuy nhiên, đông đảo nhất vẫn là cá rô phi với số lượng khoảng 2.000 con. Ao còn có một số loài cá đặc biệt như cá vền, cá chày đất, cá nheo, cá lăng chấm,…
Nhà sàn của Bác được thiết kế đơn sơ và giản dị. Nơi đây đã trở thành biểu tượng của phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh, để lại ấn tượng sâu sắc trong hàng chục triệu trái tim đã từng đến thăm nơi đây.
Đường Xoài là con đường mà Bác hay đi bách bộ sau những giờ làm việc căng thẳng và để tập thể dục buổi sáng.
Trong bài “Theo chân Bác” của nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Đường Xoài, hoa trắng nắng đu đưa”
Chùa Một Cột (quận Ba Đình – Hà Nội) nằm ngay gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, cùng với Khuê Văn Các, Chùa Một Cột là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Với những thông tin chia sẻ về “Lịch thăm Lăng Bác – Địa chỉ Lăng Bác nằm ở đâu?” hy vọng các bạn sẽ có một chuyến đi Lăng Bác thật ý nghĩa và vui vẻ.
Những lưu ý khi đi thăm lăng Bác, cách di chuyển đến lăng Bác cho người đi lần đầu, lịch tham quan lăng Bác các ngày, Địa chỉ Lăng Bác ở Hà Nội cho du khách, giờ viếng lăng… kinh nghiệm du lịch của Lead Travel
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh hay lăng Bác có địa chỉ chính ở số 2 Hùng VƯơng, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội nhưng du khách muốn vào viếng lăng thì phải đi theo lối số 19, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Xe bus Hiện nay có chuyến bus 09 là chạy qua lăng Bác, du khách có thể chọn điểm đến gần nhất đến trạm dừng xe bus số 09 để qua lăng.
Di chuyển bằng phương tiện khác Vị trí của lăng Bác rất dễ tìm, sau khi đến, du khách có thể chọn gửi xe ở trong Lăng rồi vào viếng Lăng.