Các lò gạch nằm ven sông thuận tiện cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa đi các nơi. Thời kỳ hưng thịnh vào những năm 1980, nơi đây tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Các sản phẩm gạch, gốm ngoài cung cấp cho nhu cầu trong nước còn xuất khẩu đi nước ngoài.
Các lò gạch nằm ven sông thuận tiện cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa đi các nơi. Thời kỳ hưng thịnh vào những năm 1980, nơi đây tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Các sản phẩm gạch, gốm ngoài cung cấp cho nhu cầu trong nước còn xuất khẩu đi nước ngoài.
Triển lãm là sự kiện đặc biệt nhìn lại hơn ba thập kỷ kể từ khi bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko F. Fujio được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1992 bởi Nhà xuất bản Kim Đồng. Dưới sự dẫn dắt của cố Giám đốc Nguyễn Thắng Vu, bộ truyện nhanh chóng trở thành hiện tượng văn hóa với lượng in khổng lồ và phổ biến rộng rãi trên khắp cả nước. Hình ảnh chú mèo máy thông minh đã trở thành người bạn thân thiết của nhiều thế hệ trẻ em và phụ huynh Việt Nam cho đến ngày nay.
Triển lãm "Từ Đôrêmon tới Doraemon, 30 năm hành trình mèo máy ở Việt Nam" mở cửa miễn phí hàng ngày (9h - 17h) từ ngày 13 - 22/9/2024 tại VICAS Art Studio, 32 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.
Phương Thảo là Biên tập viên của Tạp chí Travellive. Cô đam mê xê dịch và thích ghi lại những khoảnh khắc bằng máy ảnh tại mỗi vùng đất đặt chân đến. Du lịch, nghệ thuật, lifestyle là chủ đề viết lách yêu thích của Phương Thảo.
Năm 1992, manga "Đôrêmon" của Fujiko F. Fujio được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam và đọc từ trái sang phải. Năm 1998, nhà xuất bản Kim Đồng chính thức mua lại bản quyền của Nhật Bản. Từ năm 2010, cuốn sách bắt đầu được xuất bản với tựa gốc là “Doraemon” theo phương thức đóng bìa gốc, đọc từ phải sang trái. Hơn 30 năm qua, "Doraemon'" vẫn tiếp tục được trẻ em Việt Nam yêu thích. Cùng với sự phát triển của ngành xuất bản Việt Nam, hình thức xuất bản của "Doraemon" cũng có những thay đổi lớn.
ChuKim - Giám tuyển triển lãm, Nhà nghiên cứu độc lập về truyện tranh ở Việt Nam cho biết: "Từ năm 1992 đến 2010 là một khoảng cách rất lớn, dịch thuật trong Doraemon đã có những thay đổi đáng kể. Ví dụ, bảo bối 'chong chóng tre' năm 1992 sau này đã được dịch sát nghĩa hơn thành 'trực thăng tre' để phù hợp với bản gốc và nhận thức, trình độ của độc giả hiện đại. Qua đó, không chỉ thấy được sự phát triển của ngôn ngữ mà còn hiểu rõ hơn về văn hóa đọc thay đổi theo thời gian. Có thể nói bộ manga này chính là một đại diện tiêu biểu cho quá trình phát triển và hội nhập của ngành xuất bản truyện tranh Việt Nam nói riêng, toàn cảnh văn hóa đại chúng Việt Nam nói chung. Triển lãm cũng là cơ hội để độc giả chiêm ngưỡng, suy ngẫm và hướng đến yếu tố lịch sử, giáo dục, hành trình văn hóa kéo dài hơn 30 năm của chú mèo máy ở Việt Nam".
"Từ Đôrêmon tới Doraemon, 30 năm hành trình mèo máy ở Việt Nam" tập trung khám phá quá trình phát triển của Đôrêmon qua 3 giai đoạn chính: từ phiên bản Đôrêmon không bản quyền năm 1992, phiên bản có bản quyền từ năm 1998 và phiên bản Doraemon từ năm 2010, mỗi phiên bản phản ánh sự chuyển biến của nhận thức xã hội, cũng như quá trình hội nhập và phát triển của ngành xuất bản truyện tranh Việt Nam.
Giám tuyển triển lãm, nhà nghiên cứu độc lập ChuKim đã tạo ra một không gian độc đáo để các thế hệ yêu mến “Doraemon” có thể cùng nhìn lại quá khứ, từ những ngày tháng tuổi thơ đến hiện tại trưởng thành, chú mèo máy vẫn là biểu tượng quen thuộc trong ký ức của mỗi người.
Giờ đây, những độc giả ngày ấy bây giờ đã trưởng thành lại tiếp tục ngắm nhìn đám trẻ ngày nay say sưa yêu thích Doraemon. Một lần nữa, thế hệ bạn đọc yêu thích Doraemon ở Việt Nam có dịp quay về quá khứ với ký ức tuổi thơ nhìn vào ngăn kéo bàn học, để thấy chú mèo máy đến từ tương lai vẫn ở đó, bên những đổi thay của cuộc đời mỗi chúng ta.