Lương Hưu Trí Tháng 11

Lương Hưu Trí Tháng 11

Tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu trong năm 2022 được thực hiện theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu trong năm 2022 được thực hiện theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu

Tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu được cập nhật theo Bảng 2. (trong điều kiện lao động bình thường) và Bảng 3. (trong trường hợp về hưu sớm) dưới đây:

Bảng 2. Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu theo tháng, năm sinh của NLĐ nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.

Bảng 3. Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu theo tháng, năm sinh của NLĐ trong trường hợp về hưu sớm.

I. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. II. Điều kiện hưởng lương hưu: 1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. 2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 ở trên thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm. III. Mức lương hưu hằng tháng: 1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 76 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định. IV. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: 1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. 2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. V. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật BHXH; 2. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; 3. Ra nước ngoài để định cư. VI. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. VII. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 70 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật BHXH thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. VIII. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội: 1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. IX. Tính hưởng chế độ hưu trí đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: 1. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí. 2. Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng hoặc mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 ở trên do Chính phủ quy định.

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động

Trong năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 06 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 08 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP đã quy định về lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động được thực hiện theo bảng dưới đây:

Bảng 1. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của của người lao động