Đầu tiên, tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Đầu tiên, tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Căn cứ theo Điều 3 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi có quyền và nghĩa vụ như sau:
Người cao tuổi có các quyền sau đây:
- Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
- Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
- Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
- Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
- Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
- Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) được tổ chức hằng năm vào ngày 09 tháng 11, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Bên cạnh đó, tại Luật này cũng có quy định về nội dung, hình thức và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật như sau:
Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật:
- Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:
+ Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
+ Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
+ Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
+ Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
+ Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;
+ Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:
- Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật:
+ Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;
+ Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.
- Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật;
+ Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.
Trên đây là nội dung giải đáp về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo thuvienphapluat.vn (link gốc)
Tiền người cao tuổi hay còn gọi là trợ cấp người cao tuổi có thể hiểu là chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định pháp luật.
Theo Điều 2 Luật người cao tuổi 2009 quy định như sau:
Theo đó, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Đồng thời căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên đáp ứng điều kiện sau sẽ được hưởng trợ cấp người cao tuổi:
(1) Thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
(2) Thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
(3) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện (1) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
(4) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện (1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
Bao nhiêu tuổi được lãnh tiền người cao tuổi 2024? Mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì mức hưởng trợ cấp người cao tuổi năm 2024 được tính theo công thức:
Mức hưởng trợ cấp người cao tuổi =
Mức trợ cấp xã hội x Hệ số trợ cấp tương ứng
Trong đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP) thì mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng
Như vậy mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 sẽ như sau:
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 80 tuổi trở lên
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện (1) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện (1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng
Theo điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:
Ngoài ra, người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên phải đáp ứng điều kiện tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Từ những quy định trên thì mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu sẽ có hệ số 1,0 nhân với mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Theo đó, mức trợ cấp xã hội hàng tháng dành người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên là 360.000 x 1,0 = 360.000 đồng/tháng.