Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Các tài khoản Free Fire giàu thường được mọi người dùng để "khoe" với những người chơi khác. Những tấm ảnh này sẽ tạo ra sự chú ý nhất định trong những cộng đồng Free Fire.
Tài khoản Free Fire giàu thường có hai loại, tự lập ngay từ đầu và nạp tiền hoặc hoạt động tích cực trong những event để lấy nhiều vật phẩm có giá trị. Hoặc nhận từ những đợt khuyến mãi của Garena.
Hoặc tài khoản giàu đó có được từ việc mua bán tài khoản, có khá nhiều nguồn mua tài khoản Free Fire trên mạng và bạn có thể mua tài khoản đã có sẵn các skin, nhân vật, emotes hay nhiều hơn thế nữa để người chơi thể hiện bản thân với những người xung quanh.
Tài khoản Free Fire giàu có thường có nhiều kim cương, vật phẩm quý giá và trang phục hiếm. Đây là một số cách mà người chơi có thể tạo nên một tài khoản giàu trong Free Fire:
Lưu ý rằng việc mua và bán tài khoản Free Fire có thể vi phạm chính sách của Garena và dẫn đến việc bị khóa tài khoản. Cho nên bạn hãy thận trọng khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản Free Fire.
Để kiếm được nhiều món đồ trong Free Fire, bạn cần có kim cương. Kim Cương bạn có thể lấy được bằng cách nạp thẻ Free Fire và nhận kim cương, hoặc tham gia với những sự kiện được nhà phát hành trong game. Dưới đây là một số cách để có được kim cương trong Free Fire mà bạn có thể thử:
Lưu ý rằng việc nhận kim cương miễn phí có thể phụ thuộc vào sự kiên nhẫn và tham gia tích cực trong game. Đồng thời, hãy cẩn thận với các trang web hoặc ứng dụng không chính thức, vì chúng có thể là lừa đảo hoặc vi phạm điều khoản sử dụng của Free Fire.
Thực tế này lý giải một phần nguyên nhân khiến công nghiệp Việt Nam "mãi không lớn", còn nền kinh tế nguy cơ vào thời kỳ "hậu công nghiệp" dù GDP mới bằng 1/10 những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Thực tế nêu trên được Giáo sư Trần Văn Thọ - Đại học Waseda (Nhật Bản) chia sẻ tại hội thảo "Chính sách công nghiệp quốc gia tới năm 2025, tầm nhìn 2035" do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 10/3.
Cho rằng Việt Nam đang được xếp vào thế hệ nước công nghiệp hoá thứ 6 song lại chưa tận dụng được lợi thế của người đi sau, Giáo sư Thọ cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm nội lực của nền kinh tế là năng lực quản trị Nhà nước, chính sách chậm cải thiện, không được thực thi đầy đủ...
Ở những quốc gia đã phát triển công nghiệp thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc..., thời kỳ hậu công nghiệp hóa chỉ đến khi thu nhập bình quân (GDP tính theo đầu người) đạt ngưỡng 30.000 USD. Trong khi đó, hiện Việt Nam có mức GDP bình quân 3.000 USD song đã ngấp nghé rơi vào nhóm "hậu công nghiệp hoá đến sớm". Đường đi của dòng vốn trong nền kinh tế vì thế sẽ bị ảnh hưởng, thay vì "chảy" vào lĩnh vực sản xuất thì lại được rót vào bất động sản, thương mại...
Dẫn chứng kinh nghiệm của Nhật Bản, ông Thọ cho hay 8/10 người giàu tại đây thành công nhờ đầu tư vào sản xuất công nghiệp, chứ không chỉ dựa vào bất động sản. "Tiếc rằng ở Việt Nam, xu hướng này lại đang diễn ra ngược lại. Bất động sản luôn nằm trong những lĩnh vực thu hút nhiều nhất nguồn lực đầu tư trong, ngoài nước gần chục năm qua", vị chuyên gia này nhận xét.
Là nước đi sau nhưng Việt Nam lại ít tận dụng được lợi thế trong quá trình công nghiệp hóa. Ảnh minh họa: AFP
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), kinh doanh bất động sản thu hút 297,4 triệu USD, chiếm 21,2% tổng vốn FDI tháng 1/2017) và bằng khoảng 25% con số của cả năm 2016.
“Nếu chỉ có bất động sản, thương mại không thôi thì Việt Nam không thể có ngành công nghiệp thành công như mong muốn”, ông Thọ nói và cho rằng với một quốc gia sắp đạt ngưỡng 100 triệu dân thì không còn cách nào khác, Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hoá theo chiều rộng và chiều sâu để cưỡng lại quá trình hậu công nghiệp hoá đang tới quá sớm.
Chia sẻ ý kiến này, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright) cho rằng Việt Nam không nên theo đuổi chính sách ưu tiên một số sản phẩm công nghiệp cá biệt như hiện nay. Thay vào đó, Chính phủ nên thực thi chính sách ưu tiên lĩnh vực, năng lực phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển dài hạn của đất nước. "Có rất nhiều danh mục mơ ước nhưng không dựa vào thực tế, bối cảnh hiện tại thì thất bại. Nếu anh xứng đáng thì mới được ưu tiên. Chính phủ không thể hỗ trợ bằng bất cứ giá nào", ông Tự Anh nhấn mạnh.
Bài học từ những chính sách trước đây một lần nữa được vị chuyên gia này nêu lại khi dẫn kết quả cuộc nghiên cứu về sản phẩm của Intel mà Fulbirght tiến hành vừa qua. Theo đó, hiện chưa có nhà cung cấp cấp 1, cấp 2 cho đại gia công nghệ này đến từ Việt Nam. Các đối tác nội địa, nếu có, mới chỉ cung ứng được những chi tiết lặt vặt như giá đỡ, bao bì... Thực tế, tỷ lệ đóng góp nội địa hoá trong chuỗi cung ứng sản phẩm cho Intel chỉ 3%. Con số này là 8% với sản phẩm điện thoại di động của Samsung.
Chuyên gia này cho rằng đằng sau con chip điện tử của Intel mỗi năm xuất khẩu 4 tỷ USD, điện thoại của Samsung 40 tỷ USD (khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), giá trị đóng góp của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn chỉ nằm ở gia công, lắp ráp. Đây chính là hệ quả của quá trình bảo hộ công nghiệp trước đây.
"Ngành công nghiệp non trẻ chưa bao giờ lớn nhờ bảo hộ. Sau bao nhiêu năm bảo hộ, ngành thép chúng ta vẫn phải nhập thép. Giá thép vẫn cao hơn Trung Quốc”, ông Tự Anh nêu nghịch lý.
Nhìn lại giai đoạn phát triển công nghiệp vừa qua, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - Nguyễn Văn Bình cũng nhận xét Việt Nam còn quá phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong khi sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước còn thiếu chặt chẽ, tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp FDI thấp. Không những thế, chất lượng lao động ngành công nghiệp thiếu sự gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu thị trường lao động sản xuất công nghiệp. Chưa kể, liên kết vùng trong phát triển công nghiệp còn thiếu chặt chẽ...
Trên cơ sở kinh nghiệm của các quốc gia phát triển thành công công nghiệp ưu tiên, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh góp ý việc lựa chọn sản phẩm công nghiệp ưu tiên phải thực tế dựa trên thực lực công nghệ quốc gia và bối cảnh thị trường thế giới. Ngoài ra chính sách công nghiệp ưu tiên phải được tích hợp một cách chặt chẽ với chiến lược xuất khẩu, kỷ luật thời gian...
"Con đường để Việt Nam phát triển được nền công nghiệp quốc gia không phải là trông chờ vào bảo hộ, mà phải nhờ vào lợi thế so sánh, thành công qua cạnh tranh", ông Tự Anh nói thêm.
Ngay khi có ý tưởng, anh Bùi Văn Tâm Chủ cơ sở chế măng khô Mai Tâm Phương không quản ngại vất vả, lên từng huyện miền núi trong để vận động bà con trồng măng và kí kết hợp đồng thu mua sản phẩm. Có đầu mối nguyên liệu đầu vào ổn định, anh Tâm lại tiếp tục đi học kinh nghiệm chế biến măng khô các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Năm 2015, anh quyết định đầu tư mua máy móc mở xưởng chế biến măng.
Theo anh Tâm, để có sản phẩm măng khô chất lượng, yếu tố quan trọng nhất là nguồn nguyên liệu phải tươi, ngon, phơi khô tự nhiên, không chất bảo quản. Sau đó, măng phải được hấp, sấy tiệt trùng, đóng gói kín hút chân không để bảo quản được lâu. Bên cạnh đó, anh Tâm còn chịu khó lên mạng xã hội đấu mối tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình. Vừa làm vừa đầu tư, đến nay, cơ sở chế biến của anh đã tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động. Trung bình 1 năm, cơ sở chế biến của anh Tâm cung ứng cho thị trường các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 20 tấn măng khô các loại, với giá bán bình quân 250 nghìn đồng/ kg, trừ chi phí, anh thu lãi 600 triệu đồng mỗi năm.
Ngoài chế biến măng khô, anh Tâm còn liên kết với các hợp tác xã thu mua mộc nhĩ về chế biến, mở rộng quy mô sản xuất. Không chỉ làm giàu cho gia đình, mô hình của gia đình anh còn giúp cho nhiều hộ dân trồng măng trong tỉnh nâng cao thu nhập.
Hiện nay, anh Tâm đang tập trung đổi mới bao bì, nhãn mác, nhằm quảng bá thương hiệu và xây dựng măng khô thành sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa.
“Người giàu kiếm tiền để làm gì?” – Một câu hỏi tưởng chừng như dễ mà lại khó bởi mỗi người sẽ có cho mình những câu trả lời khác nhau. Hãy cùng chúng tôi chiêm nghiệm câu trả lời về vấn đề này thông qua góc nhìn của Tác giả Nguyễn Thu Hương – Một nữ doanh nhân thành công đồng thời cũng là một chuyên gia tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu và nhân hiệu với 20 năm kinh nghiệm.
Đôi nét về tác giả Nguyễn Thu Hương
Năm 1995, Nguyễn Thu Hương quyết định tham gia cuộc thi Hoa Khôi Thể Thao, khi 16 tuổi và đoạt được ngôi vị cao nhất. Tốt nghiệp khoa Báo chí trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Thu Hương trở thành MC, Biên tập viên tại Đài truyền hình Việt Nam. Một thời gian sau, cô chuyển sang hướng kinh doanh. Năm 2011, nữ doanh nhân Nguyễn Thu Hương đại diện Việt Nam tham dự Cuộc thi Hoa hậu quý Bà Thế Giới và được ngôi vị Á hậu.
Hoa hậu Quý bà Thế giới đã giúp cô mở ra một tầm nhìn khác, rộng lớn hơn về thế giới. Từ mong ước trở thành người tiên phong mở những con đường mới, đam mê dấn thân nhằm tạo ra những giá trị mới cho cộng đồng, góp phần giải quyết những vấn đề của xã hội, Nguyễn Thu Hương đã miệt mài trong công việc kết nối và kiến tạo cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cô đã sáng lập ra hai mạng lưới: Mạng lưới Nam Phong Cách Doanh Nhân Quốc tế – BSIN và Mạng lưới Nữ lãnh đạo Quốc tế – WLIN. Đây cũng là hai mạng lưới phát triển bậc nhất châu Á hiện nay và là một trong số ít những mạng lưới năng động nhất thế giới.
Có bạn hỏi tôi rằng: Người nghèo phải vượt khó, vậy người giàu vượt khó ở đâu? Tôi đã đọc cuốn sách của Donald Trump, ông kể rằng, vào dịp Giáng Sinh những năm 1990, khi khủng hoảng kinh tế, một hôm ông bước ra đường gặp một người ăn xin, ông nói với người ăn xin rằng: “Trong túi anh có bao nhiêu tiền vậy?” Người ăn xin nhìn thấy tỷ phú và nói chắc chắn là: “Trong túi tôi không có đồng nào cả”, vì kỳ vọng rằng, tỷ phú chắc là sẽ cho mình rất nhiều tiền. Donald Trump đã nói: “Ông vẫn còn giàu hơn tôi bởi vì tôi đang nợ 5 tỷ đô.”
Rõ ràng, ai cũng có vấn đề của riêng mình. Người càng giàu càng có những vấn đề. Người giàu kiếm tiền để làm gì? Người thành công kiếm tiền để làm gì? Tôi đã từng đặt câu hỏi này cho chính mình. Tôi sinh vào cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1980, các gia đình đều rất khó khăn. Tôi nhìn thấy cha mẹ mình lao động vất vả để mình có cơm ăn, áo mặc và được học hành. Tôi quý sức lao động của bố mẹ và quý đồng tiền vô cùng. Ngay từ khi còn bé, tôi và các chị em trong gia đình đã có một thói quen là phải đi làm. Không ai trong một gia đình ngồi im mà có tiền rơi vào tay cả.
Tôi kiếm tiền để làm gì? Để có trách nhiệm. Mình phải có trách nhiệm với bản thân mình, có trách nhiệm với gia đình mình và không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đó là trách nhiệm đầu tiên mà khiến mình làm việc miệt mài. Tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều người thành công trong xã hội và tôi thấy họ càng thành công thì họ làm việc càng kinh khủng. Mình thấy mình làm việc không ăn thua gì so với họ cả. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng muốn thành công, chúng ta phải làm việc, không có cách nào khác.
Thứ hai, mình kiếm tiền để làm gì? Để biết ơn, để tri ân, bởi vì tốc độ thành công của bạn phải nhanh hơn tốc độ già đi của bố mẹ bạn. Chính vì vậy mà tôi làm việc miệt mài với mong muốn có thể trả ơn công sinh thành của cha mẹ, để có thể trả ơn những người đã giúp đỡ mình, đã tin yêu và đi theo mình.
Thứ ba, mình kiếm tiền để làm gì khi mình đã có được tất cả mọi thứ? Ai trong chúng ta cũng có những ước mơ. Nhưng đôi khi vì cơm áo gạo tiền, chúng ta phải gác lại. Hành trình làm việc kiếm tiền còn một phần quan trọng nữa đó là để hoàn thiện bản thân mình, nuôi dưỡng, khám phá sức mạnh của chính mình. Tôi nhận thấy rằng chúng ta mạnh hơn những gì chúng ta tưởng tượng, chúng ta giỏi hơn những gì chúng ta nghĩ. Lúc đặt mình vào tình thế phải vượt qua các chướng ngại vật, đó là lúc chúng ta thấy rằng là hóa ra mình cũng không tệ, chính vì vậy mà hành trình kiếm tiền là một trong những hành trình hoàn thiện khám phá và khẳng định bản thân mình.
Tôi bắt đầu bước chân vào công việc truyền thông từ năm 1997. Tôi nhận thấy dường như quá trình mà mình làm việc chính là quá trình học hỏi và hoàn thiện giấc mơ của mình. Tôi thực sự là một người may mắn bởi vì hầu hết hành trình của tôi, ước mơ mà tôi nghĩ đến, bằng cách này hay cách khác đều trở thành hiện thực. Quá trình làm việc cật lực cho mình một sự chuẩn bị để khi cơ hội đến ngay lập tức mình nắm bắt được. Chính vì vậy mà tôi hay nói với các bạn trẻ rằng: “Hãy cố gắng làm việc thật nhiều, hãy chuẩn bị ước mơ và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ. Hãy theo đuổi giấc mơ của mình mà đừng để ai đánh cắp nó”.
Phụ nữ cần phải đẹp hơn, thành công hơn, hạnh phúc hơn, đó là điều mà tôi và các thành viên trong mạng lưới Nữ lãnh đạo quốc tế thường xuyên chia sẻ với nhau. Đó là một hành trình. Nếu chúng ta không có tiền thì làm sao có thể đẹp hơn được, thành công hơn được và hạnh phúc hơn được. Chính vì vậy mà đối với tôi, làm việc chính là hành trình khám phá bản thân, để hoàn thiện bản thân.
May mắn, tôi được đại diện cho Việt Nam tham dự rất nhiều hoạt động quốc tế. Năm 1998, tôi đã đi dự “Hoa hậu các đảo trên thế giới” tại Hàn Quốc. Lúc đó mới 18 tuổi nhưng khái niệm về niềm tự hào dân tộc, tên gọi Việt Nam rất quan trọng. Tôi thấy rằng, nếu như mình không cố gắng, Việt Nam không cố gắng để vươn lên thì dù mình có thế nào đi chăng nữa, thương hiệu Việt Nam không cao thì cũng khó mà tự hào.
Chính vì vậy mà tôi luôn mong muốn tham gia những hoạt động như Top 100 phong cách doanh nhân, rồi diễn đàn lãnh đạo quốc tế, … những hoạt động lãnh đạo với mong muốn chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy rằng: “Việt Nam chúng tôi hoàn toàn có những khả năng để có thể khẳng định bản thân mình”. Tôi đã bắt đầu những hoạt động của mạng lưới ở các nước Singapore, Malaysia, Indonesia và đàm phán phán tiếp với các nước xung quanh.
Nhiều người nghĩ rằng nước ngoài mới làm được, Việt Nam không làm được. Nhưng tôi nghĩ khác. Nếu thực sự mình có niềm đam mê, tin tưởng vào khả năng của mình và cống hiến hết sức, mình sẽ làm được. Đó là điều mà tôi đã từng bước thực hiện trong hành trình kiếm tiền và chinh phục các đỉnh cao.
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông & Đầu tư Nam Hương