Trang Phục Cổ Truyền Trung Quốc

Trang Phục Cổ Truyền Trung Quốc

Phong cách tạo hình chỉnh thể rất phù hợp với đặc điểm hài hòa trong văn hóa Trung Hoa, bên cạnh đó thủ pháp trang trí cũng mang đậm đặc trưng của văn hóa phương Đông. Ngoài ra, mặc kỳ bào có thể tăng thêm dáng vẻ thon thả của hình thể, đi thêm giày cao gót đẩy trọng tâm thân người lên, toát lên vẻ đẹp đoan trang, nhã nhặn và e ấp của phụ nữ phương Đông.

Phong cách tạo hình chỉnh thể rất phù hợp với đặc điểm hài hòa trong văn hóa Trung Hoa, bên cạnh đó thủ pháp trang trí cũng mang đậm đặc trưng của văn hóa phương Đông. Ngoài ra, mặc kỳ bào có thể tăng thêm dáng vẻ thon thả của hình thể, đi thêm giày cao gót đẩy trọng tâm thân người lên, toát lên vẻ đẹp đoan trang, nhã nhặn và e ấp của phụ nữ phương Đông.

Trang phục xường xám tại một lễ hội ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX

Đối với nam giới, trang phục truyền thống tiêu biểu nhất là trường bào (áo dài) và mã quái, hai loại này đều là trang phục nam giới của dân tộc Mãn, cổ áo cao, tròn, ống tay áo hẹp, trong đó mã quái là vạt đôi, phần lớn đều có tay áo hình móng ngựa, còn trường bào là vạt lớn. Đôi khi cũng có hình thức mã quái và trường bào được nối liền lại, trong kiểu trang phục này, nửa thân dưới là trường bào được nối với vạt dưới phía trong của mã quái bằng cúc. Trường bào và mã quái tạo cảm giác thoải mái dễ chịu mà vẫn không kém phần trang trọng.

Từ sau Hội nghị APEC năm 2001 tổ chức tại Trung Quốc, các nguyên thủ quốc gia đều mặc “Đường trang” (trang phục truyền thống đời nhà Đường) rất sang trọng, làm dấy lên trào lưu mặc “Đường trang”. “Đường trang” đã trở thành tên gọi chung cho trang phục kiểu Trung Quốc, do các nước đều gọi nơi ở của người Hoa là “phố người Đường”. “Đường trang” hiện nay là sự cách điệu của mã quái đời nhà Thanh, kiểu trang phục này có những đặc điểm nổi bật, như: Cổ đứng, phần giữa cổ trước được may mở, kiểu cổ hình đứng; thân áo và tay áo liền với nhau, không có khe nối giữa tay áo và thân áo, chủ yếu là mặt phẳng; vạt đôi, cũng có thể xẻ bên; cúc áo hình vuông (cúc xoắn); chất liệu chủ yếu là vải thêu...

Ngoài ra, trang phục tại các khu vực và của các dân tộc khác ở Trung Quốc cũng có nét đặc sắc riêng. Ví dụ, yếm là một loại trang phục sát thân truyền thống của vùng Quan Trung và Thiểm Bắc, hình dáng giống như tà trước của áo lót, phía trên hai vạt có dây vải buộc vòng qua cổ, hai vạt phía dưới cũng có dây buộc vòng qua thắt lưng. Yếm giúp giữ ấm cho vùng bụng, tạo vẻ ngây thơ, hồn nhiên ở trẻ em khi mặc vào mùa hè. Yếm của trẻ thường thêu hình đầu hổ và “ngũ độc” (theo quan niệm dân gian Trung Quốc gồm bọ cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc, tương truyền hình ảnh này có tác dụng trừ tà), gửi gắm những lời chúc tốt đẹp của người lớn, cầu mong cho đứa trẻ lớn lên mạnh khỏe.

Ngoài ra, trang phục dân tộc Di-một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc-cũng rất đặc sắc. Trang sức trên đầu của phụ nữ Di có ba loại là khăn xếp, khăn bao và mũ thêu hoa, trong đó trang sức trên đầu của phụ nữ khu vực Hồng Hà lại rực rỡ đủ loại, và quan niệm trang sức làm từ bạc là quý và đẹp nhất. Áo khoác là trang phục không thể thiếu của nam nữ dân tộc Di,với hai màu chính là xanh và xanh lam, chủ yếu làm từ da lông động vật, len, vải lanh và hàng cỏ dệt.

THANH SƠN (Theo Thường thức về văn hóa Trung Quốc)

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Cũng như Áo dài của Việt Nam, sườn xám của Trung Quốc hay Kimono của Nhật Bản… Hanbok là biểu tượng văn hóa lâu đời của Hàn Quốc và tượng trưng cho nét đẹp truyền thống của người dân đất nước này. Vậy Hanbok có những đặc điểm gì thú vị? Cùng Jellyfish tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hanbok (한복) là trang phục truyền thống được người Hàn Quốc mặc thường ngày từ cách đây khoảng 100 năm. Ngày nay, Hanbok truyền thống hầu như chỉ còn được mặc trong những dịp đặc biệt. Một số ngôi làng mang lối sống truyền thống vẫn mặc Hanbok vào những ngày thường.

Trong lịch sử của Hàn Quốc có hai bộ Hàn phục dành riêng cho giai cấp quý tộc và dân thường. Giai cấp quý tộc sử dụng trang phục may theo kiểu cách nước ngoài, trong khi dân thường mặc bộ trang phục có thiết kế truyền thống.

Các bộ Hanbok thường có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng với đường kẻ đơn giản và không có túi. Người Hàn Quốc quan niệm rằng con người được tạo ra bởi sự hòa hợp giữa trời – đất, nước – lửa, cây – gió. Từ những yếu tố đó mà Hanbok truyền thống được hình thành nên bởi sự kết hợp giữa đường nét tinh tế và sự phong phú của màu sắc tự nhiên. Mộc mạc nhưng vẫn thể hiện được sự sang trọng, Hanbok xuất hiện trong mọi hoạt động sống của người dân xứ sở kim chi.

Hanbok cho nam và nữ sẽ có cấu tạo khác nhau. Trong đó, Hanbok nữ gồm 2 phần chính là áo khoác bao phủ thân trên (Jeogori) và váy dài thắt eo cao (Jima). Nơ Otgoreum là phụ kiện điểm nhấn không thể thiếu của Hanbok, được buộc từ 2 miếng vải dài. Ngoài ra còn có tất trắng Beoson và một đôi giày có hình dáng giống chiếc thuyền.

Hanbok nam bao gồm áo khoác tay dài phủ thân trên (Jeogori), quần rộng (Baji) và áo choàng Durumagi. Durumagi có vạt áo dài đến ngang hoặc quá đầu gối, thường được mặc khi đi ra ngoài. Baji sẽ bó lại ở phần gấu quần. Phụ kiện đi kèm bao gồm mũ Gat, dây buộc Dalleyong và giày. Cả nam và nữ đều sẽ có một lớp Hanbok màu trắng mặc lót bên trong.

Quần Baji của nam ban đầu có ống hẹp để thuận tiện cho việc cưỡi ngựa và săn bắn. Tuy nhiên, khi nghề nông phát triển thì ống quần được thiết kế rộng hơn để phù hợp cho việc đồng áng. Quần ống rộng cũng khiến cho người mặc thoải mái hơn khi ngồi trên sàn thay vì quần ống hẹp.

Vải dùng để may Hanbok là loại vải Ramie, dệt bằng vật liệu tự nhiên và được nhuộm màu bằng các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên như hoa hoặc vỏ cây, sau đó vắt nước rồi sấy khô. Tùy theo điều kiện thời tiết mà người ta sử dụng các loại vải khác nhau.

Ở những khu vực phía Bắc lạnh giá, chất liệu làm Hanbok sẽ dày dặn hơn và được nhồi thêm lông bên trong. Vào mùa hè, người Hàn sẽ sử dụng những chất vải mỏng và thoáng mát. Đặc biệt vào mùa thu, rất nhiều phụ nữ thích mặc quần áo làm từ lụa tơ mỏng vì khi chuyển động, quần áo sẽ phát ra tiếng sột soạt giống như âm thanh khi đi trên lá khô.

Có 5 sắc màu được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng là đỏ, xanh da trời, vàng, đen và trắng. Đó là 5 màu chủ yếu theo triết lý âm dương và ngũ hành của phương Đông. Màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng, lòng chính trực và là màu sắc được sử dụng nhiều nhất cho Hanbok. Tầng lớp quý tộc có thể mặc trang phục màu trắng pha thêm các màu đỏ, vàng, xanh nước biển hoặc đen.

Trang phục Hanbok cho trẻ em bao gồm áo dài màu xanh (Cheonbok) mặc ra ngoài áo choàng Durumangi và đi kèm với chiếc mũ đen có dải sau. Những từ ngữ và biểu tượng liên quan đến trẻ nhỏ sẽ được thêu lên trên vải. Ban đầu, loại Hanbok này chỉ dành cho con trai của tầng lớp quý tộc (Yangban). Về sau, trang phục này được dùng cho mọi tầng lớp và cho cả các bé gái nhưng kiểu dáng sẽ khác nhau.

Ngày nay, Hanbok cách tân được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên kiểu dáng truyền thống, mang tới cảm giác hiện đại và đa dạng mẫu mã, màu sắc hơn. Hai loại Hanbok cách tân phổ biến nhất là Gaeryang và Saenghwal. Cả hai loại trang phục này đều có sự thay đổi về chất liệu và cấu tạo.

Những bộ Hanbok được cô dâu chú rể mặc trong ngày cưới sẽ có thiết kế cầu kỳ, tinh xảo và nhiều chi tiết phức tạp hơn Hanbok truyền thống.

Trang phục của chú rể bao gồm quần rộng Baji, áo khoác ngắn Jeogori và áo dài Dopo choàng bên ngoài. Cuối cùng là một lớp áo Dallyeong dài , rộng mặc ngoài cùng. Phụ kiện đi kèm bao gồm đai lưng và mũ bờm ngựa.

Trang phục của cô dâu sẽ có phần cầu kỳ hơn. Bao gồm váy lót Sokjeoksam và áo lót Darisokgot, được may từ những chất liệu mỏng, mềm mại. Sau đó, cô dâu sẽ khoác một lớp áo rộng màu xanh hoặc vàng. Ngày xưa, những người phụ nữ là dân thường sẽ mặc váy hai tầng màu đỏ. Còn cô dâu thuộc tầng lớp quý tộc thì thường mặc một chiếc váy dài, rộng, được trang trí bởi những hoa văn dát vàng (Seuranchima), và thêm chiếc áo khoác thêu hoa văn màu đỏ tía xung quanh cổ và tay áo.

Cũng như chú rể, cô dâu sẽ khoác thêm một chiếc áo choàng rộng, dài, xẻ hai bên nách bên ngoài lễ phục. Phần tay áo được gắn thêm một lớp vải màu trắng.

Theo thời gian, Hanbok được cách tân ngày càng hiện đại và đa dạng song vẫn luôn giữ được những nét đặc trưng của một bộ trang phục truyền thống. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về Hanbok – một trong những nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân xứ sở kim chi.

👉👉 Jellyfish Việt Nam – Du học trọn uy tín, chọn Jellyfish

✦ Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

✦ Văn phòng chi nhánh: Tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

Từ xưa đến nay, y học cổ truyền Trung Quốc vốn đã nổi tiếng trên toàn thế giới bởi sự uyên thâm và thần bí của nó.

Nhắc đến ngành y học cổ truyền, ai ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ đến Y học của Trung Quốc. Chắc hẳn các bạn đều đã nghe danh đến thần y Hoa Đà và không thể không cảm thấy thán phục khả năng tuyệt vời của ông.

Y học cổ truyền Trung Quốc là một hệ thống y học thực sự hoàn chỉnh bao gồm việc chuẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh tật, ra đời từ hơn 3000 năm trước. Dựa vào nguyên lý cân bằng và hòa hợp bên trong cơ thể, được đúc kết và cô đọng ở mức cao và hoạt động về:

Người Trung Quốc sử dụng tất cả các bộ phận rễ, thân của cây, các bộ phận của động vật để pha chế thảo dược, đây được xem như  một điểm đặc trưng riêng và rất khác biệt của y học Trung Hoa.

Những nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc cho thấy các y sư thuở xưa thực sự rất đa dạng. Họ đồng thời có thể là nho sĩ, tăng nhân, đạo sĩ  hay phụ nữ. Đều xuất phát là những người có tâm và đam mê với y học không phân biệt giàu sang hèn hạ, đàn ông hay đàn bà. Y học Trung Quốc thâm thuý, sâu sắc nên nếu bạn đã xác định theo học ngành này thì phải thực sự có tâm, kiên trì đến cùng thì mới có thể thành tài . Vì vậy nếu theo học ngành y học cổ truyền thì chắc chắn không nơi nào có thể là lựa chọn tốt hơn đất nước Trung Hoa.

Đặc biệt, y học Trung Hoa tập trung chữa bệnh từ trong ra ngoài, dựa trên sự tìm hiểu nguồn gốc nguyên căn  gây bệnh để từ đó chuẩn đoán và chữa trị tốt nhất. Chuyện kể rằng, một lần có một cô gái 20 tuổi chân bưng mủ, ngứa và đau, đã 7 – 8 năm vẫn chưa khỏi, nên mời Hoa Đà đến chữa. Đến nơi, Hoa Đà đã rút từ chân cô gái một thứ như con rắn, sau đắp thuốc 7 – 8 ngày là khỏi, khiến gia đình cô gái vô cùng cảm kích. Ngày này có người suy đoán cái mà Hoa Đà rút khỏi chân cô gái trong thực tế là mảnh xương đã chết do viêm tủy xương. Một lần khác có một cụ già mời Hoa Đà chữa bệnh Hoa Đà kiểm tra xong và nói với người nhà bệnh nhân rằng bệnh đã thâm căn cố đế, chỉ có thể mổ bụng để chữa trị, nhưng sau phẫu thuật cũng chỉ sống được không quá 10 năm, hay là thôi đi. Người bệnh do khổ vì căn bệnh nên mời Hoa Đà chữa cho. Hoa Đà liền làm phẫu thuật cắt bỏ khối u, căn bệnh có phần dịu lại, nhưng không quá 10 năm người bệnh chết như ông đã báo trước.

Công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh tật của thầy thuốc Đông y, thực chất là một quá trình suy đoán về sự hoạt động của cơ thể thông qua sự nhận thức, cảm tri và thể ngộ về những biểu hiện ở người bệnh. Vì vậy, việc chữa trị bệnh tật trong Đông y có chính xác, cao minh hay không, thường phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, năng lực nhận tri và thể ngộ của người thầy thuốc.